Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”.
(Hình: Nguyễn Ngọc Trân cung cấp)Ðỗ Dzũng/Người Việt Sau khi nhật báo Người Việt đăng bài “Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: ‘Tôi chết đừng phủ cờ vàng?’” của tác giả Vũ Ánh, trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, tòa soạn nhận được email của tác giả bài thơ cho biết về sự nhầm lẫn này. Cũng như nhiều người khác, nhà báo Vũ Ánh tưởng Tướng Lê Quang Lưỡng là tác giả bài thơ, bởi vì “chúc thư của vị tướng và lời lẽ trong bài thơ giống nhau quá, và khắp nơi trên diễn đàn Internet ai cũng tưởng như vậy”. Khi tiếp xúc với tác giả Nguyễn Ngọc Trân, ông cho biết sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là vì muốn bảo vệ sự thiêng liêng của lá cờ VNCH. Ông chia sẻ nguồn gốc sáng tác bài thơ này như sau: “Sở dĩ có bài thơ MTCCVXÐP là cũng vì đọc báo và xem tin tức thấy vào khoảng thời gian trên (lúc bài thơ sắp ra đời) thấy có nhiều vị cựu quân nhân lớn tuổi có lẽ họ không để lại di chúc hoặc dặn người nhà cho nên khi họ mất nhiều hội đoàn cựu chiến sĩ đã nghĩ ra cách phủ cờ cho họ do đó tôi không muốn làm mất sự thiêng liêng của lá cờ và tủi lòng những chiến hữu thực sự năm xuống hoặc sống lây lất bên nhà nên tôi mới cảm hứng làm bài thơ trên.” Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ. Xác thân này đâu chết cho quê hương? Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường! Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách! Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách. Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau! Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào, Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ. Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ, Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi. Khi nằm xuống bạn nào đã lo chi? Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước, Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước! Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ. Ngày về quê càng lúc cứ xa mờ, Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng. Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng! Xót thân này khi chết bỏ lại đây! Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai? Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ. “Bài thơ tôi chỉ làm trong một phút tình cờ khi thấy những hình ảnh phủ cờ tùm lum làm mất giá trị thiêng liêng của lá cờ,” ông cho biết tiếp qua email. “Tôi chỉ làm thơ tài tử thôi.” Về chuyện Tướng Lưỡng và bài thơ, tác giả Ngọc Trân cho biết: “Tôi thật tình không biết Tướng Lê Quang Lưỡng đã mất năm 2005. Mãi sau này, Tháng Mười Một, 2011, tôi mới làm bài thơ này, tôi chỉ phổ biến trong nhóm Biệt Ðộng Quân, forum Nguyễn Trãi 61-68 và đặc san Biển Khơi của hội Hải Quân OCS mà tôi có mấy người bạn phục vụ. Sau đó thì không biết vì lý do gì bài thơ trên lại được đăng trên net trong bài lời trăn trối của Tướng Lưỡng và đề tên Tướng Lưỡng là tác giả làm bạn tôi anh Trần Ðức Tâm đã điện thoại cho tôi và hỏi tôi lúc đó tôi mới biết Tướng Lưỡng đã mất năm 2005.” “Sau đó tôi có một người bạn có quen với gia đình Tướng Lưỡng và có xác nhận bài thơ đó không phải của Tướng Lưỡng làm, có thể vì một sự tình cờ giữa lời trăn trối của ông trùng hợp với bài thơ của tôi cho nên người viết đã để tên tác giả là ông,” cựu Thiếu Úy Biệt Ðộng Quân Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp trong email. Theo tác giả cho biết, trước năm 1975, ông là học sinh trường trung học Nguyễn Trãi, Quận 4, Sài Gòn, niên khóa 61-68. Ðầu năm 1970, ông được lệnh gọi nhập ngũ vào khóa 4/70 trường bộ binh Thủ Ðức. Cuối năm 1970 ông ra trường, về phục vụ tại Tiểu Ðoàn 31 BÐQ thuộc Liên Ðoàn 3 BÐQ. Cuối năm 1972, ông được thuyên chuyển về phục vụ tại Tiểu Ðoàn 36 BÐQ, cũng thuộc Liên Ðoàn 3, sau đổi thành Liên Ðoàn 31 BÐQ cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975. Tác giả bị đi “cải tạo” cho đến Tháng Sáu, 1979, vượt biên Tháng Bảy cùng năm, được tàu Ý vớt, và đến Tháng Tám, 1980, định cư tại Minnesota cho đến bây giờ. Với tinh thần “đừng” qua bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ,” tác giả Ngọc Trân cảm hứng làm bài thơ sau đây, sau khi đọc bài “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển” của thi sĩ Du Tử Lê. Bài thơ “Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển” của tác giả Ngọc Trân như sau: Mai tôi chết hãy mang tôi hỏa táng. Nắm tro tàn xin rải khắp quê hương, Nơi hành quân xưa trên khắp núi rừng. Ðể được gặp bạn bè tôi nằm đó, Ðể thấy lại Kon Tum trong khói lửa Hay Quảng Trị xưa anh dũng kiêu hùng Rải tro tôi trên thị trấn Bình Long Nơi đồi gió bao lính dù nằm xuống. Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển Sóng dập vùi thân xác biết về đâu? Tro bụi tôi xin rải tận tuyến đầu. Ðể nhìn lũ Cộng quân đang bán nước, Thác Bản Giốc Ải Nam Quan ngày trước, Bây giờ đây đã dâng hết cho Tàu Tro tàn tôi xin rải tận Cà Mau. Hay Phù Cát Bồng Sơn cùng Cửa Việt. Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển, Mang tro tôi về Bình Giả Phước Long, Nhớ năm xưa cùng chiến hữu một lòng, Vung thép súng giữ lời thề ngày trước. Mai tôi chết xin được như mơ ước, Ðể tro tàn tôi bay khắp không gian. Quê hương ơi! Tôi xin được một lần, Nắm tro bụi thấm vào lòng đất mẹ. |
AI XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC PHỦ QUỐC KỲ VNCH TẠI HẢI NGỌAI
.......Chính vì thế, nếu
với quan niệm việc phủ Quốc Kỳ chỉ dành
cho các quân nhận QLVNCH tử trận, thì chúng tôi e rằng việc nầy rất khó xảy ra trong tình trạng chúng ta sinh sống tại hải ngọai hiện nay.Và
từ đó, việc phủ quốc kỳ VNCH sẽ bị chấm dứt và lá quốc kỳ VNCH mãi sẽ
không còn nhìn thấy trong các tang lễ của người Việt tỵ nạn.....
* Của Nguyễn Vạn Bình, nguyên Luật Sư tòa Thượng Thẩm Sàigòn đóng góp dưới đây để tường và
cho rộng đường du luận.
Bài
viết nầy chúng tôi hy vọng với những sự kiện đã xảy ra cũng như qua sự
tham khảo về nghi lễ phủ quốc kỳ của Hoa Kỳ , của VNCH trước đây và hoàn
cảnh hiện nay của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mọi người sẽ có
một cái nhìn đứng đắn và sáng suốt hơn về việc phủ quốc kỳ VNCH trên
quan tài của người quá cố.
Như tất cả mọi người đều biết, quốc kỳ là một biểu tượng cao quí của quốc gia và dân tộc. Dân tộc của mỗi quốc gia bao gồm mọi giới Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh. Việc bảo vệ và xây dựng quốc gia không đơn thuần trông cậy vào một thành phần nào trong xã hội mà phải trông cậy vào tòan thể mọi giới, mọi người dân. Vì thế, việc phủ quốc kỳ trên quan tài của người quá cố là một hành động để ghi công về những việc làm ,những đóng góp của người quá cố đối với quốc gia. Theo nghi lễ của Hoa Kỳ, việc phủ quốc kỳ trên quan tài là một hành vi danh dự được dành cho các quân nhân tử trận, hy sinh vì công vụ, cho các cựu quân nhân, các nhà ái quốc và cho các viên chức cao cấp tại cấp tiểu bang và liên bang của Hoa Kỳ. Điều đó cho chúng ta thấy rõ, việc phủ quốc kỳ Hoa Kỳ không phải là việc làm đơn thuần dành riêng cho các quân nhân tử trận hoăc hy sinh vì công vụ. Đại tướng Mc Arthur dù một cựu quân nhân, không hy sinh tại mặt trận, nhưng khi ông qua đời đã được hưởng nghi thức phủ cờ để ghi ơn những chiến công hiển hách của ông trong thời đệ nhị thế chiến chống Nhật và trận chiến Triều Tiên chống lại Cộng sản Bắc Hàn và Trung Cộng. Các vị tổng thống , nghị sĩ, dân biểu tên tuổi của Hoa Kỳ, dù không là quân nhân, nhưng trong tang lễ của các vị nầy đều có nghi thức phủ cờ. Tiến sĩ Luther King, nhà tranh đấu cho quyền lợi người Da Đen , dù không là quân nhân, nhưng lúc qua đời, quan tài của ông đã được làm lễ phủ quốc kỳ một cách trang trọng.
Tại
miền Nam VN trước đây trong cuộc chiến tranh khốc liệt với quân Cộng
Sản Bắc Việt, nhiều quân nhân đã hy sinh. Hình ảnh phủ cờ cho các quân
nhận tử trận tại các nghĩa trang quân đội đã là hình ảnh quá quen thuộc
đối với mọi người dân.
Chính vì thế, nhiều người đã lầm tưởng rằng, việc phủ quốc kỳ VNCH chỉ dành riêng cho các quân nhân tử trận. Thật ra, chính phủ VNCH không có quyết định hạn hẹp như thế. Nhiều cựu quân nhận hay nhiều viên chức hành chánh cũng đã được hưởng lễ phủ cờ .Đặc biệt, trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Bắc Việt đã dã man giết và chôn tập thể gần 5000 người dân vô tội tại cố đô Huế. Sau khi tìm ra được thi hài các nạn nhận, chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho phủ quốc kỳ VNCH trên tất cả các quan tài của các nạn nhân không phân biệt quân, dân, cán, chính, đàn ông, đàn bà hay trẻ em.Việc làm nầy chính là hành động để xác định căn cước hàng ngàn nạn nhận là công dân của chế độ VNCH, đồng thời cũng nói lên hành vi dã man của chế độ bạo tàn Cộng Sản Hà Nội. Sau ngày quốc hận 30-4-1975, hàng triệu người Việt Quốc Gia đã liều mình bỏ nước ra đi tỵ nạn cộng sản để tìm đời sống tự do tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cộng đồng người Việt hiện nay tại hải ngọai đã lên đến gần 3 triệu người. Trong hòan cảnh sống tỵ nạn hiện nay của người Việt Quốc Gia, quê hương yêu dấu của chúng ta đã bị bọn CSVN, tay sai của Trung Cộng cưỡng chiếm, chúng ta đã không còn chính phủ để điều hành, không còn quốc hội để làm luật và không còn một cơ cấu tư pháp để phân xử ai. Nhưng chúng ta chỉ còn lại hai biểu tượng thiêng liêng là Quốc Kỳ VNCH và bài Tiếng Gọi Công Dân làm Quốc Ca cùng một tấm lòng yêu quê hương tha thiết và một ý chí kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam được vẹn toàn lãnh thổ, tòan dân được hạnh phúc, ấm no dưới một chế độ , dân chủ, tự do tôn trọng nhân quyền. Vũ khí đấu tranh hiện nay của cộng đồng người Việt Quốc Gia tại hải ngọai, biện pháp dùng quân sự khó thực hiện. Chính vì thế, phương cách đấu tranh hữu hiệu chính là bao gồm trên mọi lãnh vực. chính trị, vận động ngọai giao, truyền thông, văn hóa, kinh tế, tôn giáo,tài chánh v.v..Mọi mũi dùi tấn công bọn độc tài CSVN đều đáng được ca ngợi và vinh danh. Bọn CSVN ngày nay không còn sợ phương cách đấu tranh bằng quân sự do cộng đồng người Việt Quốc Gia khởi xướng, vì chúng biết việc làm nầy chúng ta không thực hiện được. Nhưng chúng lo ngại cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh ,văn hóa và truyền thông . Chúng ra sức chia rẽ mọi đòan thể, mọi đảng phái, mọi tôn giáo để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của tập thể người Việt Quốc Gia.Nhất là chúng tìm mọi cách để triệt hạ Quốc Kỳ VNCH cùng Quốc Ca là hai biểu tượng cao quí nhất của tập thể người Việt Quốc Gia. Chính vì thế, nếu với quan niệm việc phủ Quốc Kỳ chỉ dành cho các quân nhận QLVNCH tử trận, thì chúng tôi e rằng việc nầy rất khó xảy ra trong tình trạng chúng ta sinh sống tại hải ngọai hiện nay.Và từ đó, việc phủ quốc kỳ VNCH sẽ bị chấm dứt và lá quốc kỳ VNCH mãi sẽ không còn nhìn thấy trong các tang lễ của người Việt tỵ nạn. Chúng tôi tin rằng, hàng triệu quân nhân QLVNCH yêu nước và sáng suốt phải nhận thức rằng, trong cuộc đấu tranh chống Cộng Sản Bắc Việt, quân đội không là lực lượng đấu tranh duy nhất của miền Nam VN. Các quân nhận QLVNCH cần có một hậu phương yểm trợ vững mạnh do nhiều người đóng góp. Con em của các quân nhân cần có trường sở, thầy giáo dạy dỗ. Cha mẹ, vợ con của các quân nhân cần được sống trong một xã hội an bình với một nền kinh tế vững mạnh do những viên chức hành chánh tài năng quản trị v.v. Chính vì thế, trong gần 39 năm sống lưu vong tỵ nạn cộng sản, việc duy trì hai biểu tưởng Quốc Kỳ VNCH và Quốc Ca là việc làm cần thiết nếu không muốn nói là để tránh bị tiêu diệt . Cuộc đấu tranh của tập thể người Việt Quốc Gia cho một cộng đồng VN vững mạnh và cho quê hương VN được tự do, dân chủ là công việc chung cho mọi người .
Chúng
ta phải bỏ đi mọi ý nghĩ tỵ hiềm cá nhân nông nổi, quan niệm chật hẹp
lỗi thời làm nãn chí mọi người Việt QG và nhất là giới trẻ yêu nước muốn
dấn thân đấu tranh
Chúng tôi vững tin sự hy sinh của anh Trần Văn Bá từ Pháp về nước đấu tranh với cộng sản. Việc cả đời đấu tranh cho đất nước của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là những việc làm yêu nước đáng ngưỡng mộ và quan tài của họ đáng được hưởng lễ phủ quốc kỳ VNCH. Việc chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh binh chủng Nhảy Dù, đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng QLVNCH khi từ trần đã không có lễ phủ cờ là do ý tưởng trách nhiệm đối với đất nước của hai vị tướng nầy nghĩ rằng họ đã không làm tròn được phận sự giữ được miển Nam VN. Do đó, trừ đi ý nguyện của người quá cố , trừ những người phản bội lại chính nghĩa Quốc Gia, can tâm làm tay sai của tập đòan lãnh đạo CSVN, những kẻ chủ trương hòa hợp với CSVN thiết nghĩ việc phủ quốc kỳ VNCH cho các quân, dân, cán chính, những thanh niên trẻ yêu nước đấu tranh cho cộng đồng, cho quê hương là một việc đáng làm và để chống lại âm mưu của bọn Cộng Sản Bắc Việt nhằm tiêu diệt quốc kỳ VNCH thân yêu của chúng ta vậy./. Nguyễn Vạn Bình |
Nghi Lễ Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Saturday, January 4, 2014
Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”.
Friday, January 3, 2014
Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH / Đại Tướng Cao Văn Viên
Ái Nữ Đại Tướng Cao Văn Viên Cô Cao Phương Lan
Phạm Hòa, Cao Phương Lan và Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ
Linh Cữu Cố Đại Tướng Cao Văn Viên
Lễ An Táng Đại Tướng Cao Văn Viên
Nghi Thức Gấp Quốc Kỳ VNCH / Đại Tướng Cao Văn Viên
Tang Lễ Đại Tướng Cao Văn Viên
Việt Báo
Tang Lễ Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên: Nghi Lễ Thu Cờ
(01/29/2008) (Xem: 9365)
Tác giả :
Tuyết Mai
Nhà văn Lan Cao, ái nữ của Tướng Cao Văn Viên.
|
Có nhiều cựu quân nhân thuộc các quân binh chủng trong QLVNCH đến tham dự tang lễ Cựu Đại Tướng Viên, trong đó có Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, Phó Thủ Tướng; Đại Sứ Bùi Diễm, Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội HK Jim Webb và nhiều vị tướng lãnh cao cấp trong QLVNCH …
Trong ngày đầu, mở đầu là lễ chào Quốc Quân Kỳ trước quan tài, toán quốc quân kỳ gồm có năm người, một người cầm Quốc Kỳ, một người cầm cờ Tổng tham Mưu và một người cầm cờ Đại Tướng, bốn sao, hai người đi hai bên cầm súng. Sau đó là lễ phủ cờ, Toán phủ kỳ gồm có chín cựu quân nhân thuộc Sư Đoàn TQLC, Sư Đoàn Nhảy Dù, Hải Quân và Không quân…
Trong ngày thứ ba, sau nghi lễ tôn giáo do Thầy Thích Trí Tuệ và ban hộ niệm tụng niệm, Cựu Trung Tướng Lữ Lan đọc điếu văn. Ông nhắc lại hình ảnh Cố Đại Tướng Viên dáng oai nghiêm mà bình dị, thường lái trực thăng bay trong vùng lửa đạn để có mặt bên cạnh anh em chiến sĩ trong giờ phút một mất, một còn với quân thù. Với kiến thức và trình độ văn hóa ưu hạng, Đại Tướng từng đảm trách một cách đắc lực chức vụ Biệt Bộ Tham mưu trưởng cho Cố Tổng Thông Ngô Đình Diệm, kế đến tám năm dài giữ chức Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Vào thời kỳ giao tranh khốc liệt nhất, vừa Nhảy Dù, vừa lái trực thăng, Đại Tướng Viên có mặt khắp các chiến trường. Kể sao cho xiết dòng quân sử Bình Giả, Kontum, An Lộc, Cam Lộ , Đông Hà…từ thời muôn ngàn liên quân đồng minh đến từ Hoa Kỳ, Âu, Á, Úc Châu…cho đến những năm tháng VNCH cô đơn chiến đấu, đối đầu với giặc Cộng lẫn Nga Tàu, mặc dầu thế giới phủ phàng làm ngơ…
Cựu Trung Tướng Lữ Lan nhắc lại những kỷ niệm với Đại Tướng Cao VănViên trong Quân Đội. Hai mươi năm sau, niềm hy vọng bất khuất của ông và Đại Tướng Viên còn tiếp diễn trên đường lưu vong tại Thủ Đô HTDD với sự ra đời của Hội Cựu Chiến Binh VNCH và Đại Tướng vẫn là người lãnh đạo. Sau bao nhiêu năm dài Đại Tướng vẫn quan tâm đến hiện tình đất nước, luôn theo dõi mọi sinh hoạt của Tập Thể Cựu Quân Nhân. Người đã ra đi, để lại cho toàn thể quân nhân gương sáng về tinh thần bất khuất của một quân nhân thuần túy, không bị cám dỗ bởi những tham vọng chính trị, bè phái, tạo cho đối phương, bạn cũng như thù có cơ hội thao túng. Giờ đây, chúng ta hãy cùng nhau kính cẫn nghiên mình tiễn chào người chiến hữu đàn anh và cầu nguyện cho hương hồn Đại Tướng an giấc ngàn thu…và xin ơn trên phù hộ cho Việt Nam trên đường tiến đến tự do, dân chủ.
Kế đến Cựu Đại Tá Nguyễn Ngọc Lung , Nguyên Trưởng Phòng 2 Tổng Tham Mưu, nói lời tiễn biệt. Ông nhắc lại những diễn tiến chính trị quân sự trước ngày mất nước. Cố Đại Tướng thấy không thể hành xử chức vụ của ông được nữa nên đã xin từ chức và được Tổng Thống Trần Văn Hương chấp thuận ngày 27/4/1975. Cựu Đại Tá Lung nói thêm một chi tiết có lẽ ít người được biết đó là Tân Chính Phủ của Đại Tướng Dương văn Minh, dưới áp lực chính trị mới, đã có kế hoạch bắt giữ năm nhân vật đầu não của Bộ Tổng Tham Mưu và đứng đầu danh sách là Cố Đại Tướng Cao Văn Viên. Kính cẫn, chân thành cầu chúc hương linh cố Đại Tướng sớm tiêu diêu miền cực lạc…
Theo sau là lễ di quan, Toán thu kỳ gồm chín cựu quân nhân thuộc Hải, Lục Không Quân, Dù, TQLC…tiến vào vị trí hành lễ. Các cựu quân nhân toán thu kỳ đi song song hai bên quan tài. Tới địa điểm rộng hơn ở phòng ngoài, quan tài được để dừng lại. Tại đây cờ các quân binh chủng được giương cao, vài chục quân nhân thuộc các quân binh chủng trong quân phục đứng chung quanh quan tài nghiêm chào.
Trong tiếng kèn mặc niệm rất cảm động, các cựu quân nhân trong toán thu cờ nâng lá cờ lên khỏi quan tài, kéo thẳng ra, rồi xếp lá cờ làm ba theo chiều dọc rồi xếp hình tam giác nhỏ theo lễ nghi quân cách xếp cờ. Lá cờ được trao cho trưởng toán thu cờ là Cựu Đại Uý Nguyễn Văn Mùi, Chi Hội Trưởng Dù vùng Hoa Thịnh Đốn. Sau đó Đại Uý Mùi trao cờ cho Cựu Đại Tá NguyễnVăn Tường, Chủ Tịch BCH Trung Ương Dù và Cựu Đại Tá Tường đã trao cờ lại cho Cô Cao Phương Lan là trưởng nữ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên. Trong lúc trao cờ , Cựu Đại Tá Tường nói :” Kính thưa tang quyến, đây là hồn thiêng sông núi, gói ghém tất cả tinh thần của người quốc gia đã hy sinh vì tự do và dân tộc, trong suốt cuộc đời binh nghiệp của Đại Tướng, Đại Tướng đã tôn thờ và phục vụ dưới quốc kỳ này. Hôm nay tôi xin được trao lại lá cờ linh thiêng này cho trưởng nữ của Đại Tướng Cao Văn Viên là Cao Phương Lan”.
Sau đó quan tài được đưa đến phòng hỏa táng, trên đường đi hai bên có các quân nhân các quân binh chủng đứng dàn chào rất trang nghiêm. Nhiều người cùng cầu nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Có Đại Tướng về cõi Phật.
Tang lễ chấm dứt lúc 1:30Pm
VIDEO BINH NGHIỆP
http://www.youtube.com/watch"v=Q55H-l4M9xg
TANG LỄ (NGHI L Ễ THU Quốc Kỳ VNCH )
http://www.youtube.com/watch"v=XvwovId9BiE
Tang Lễ Cố Đại Tướng Cao Văn Viên
Fairfax Memorial Funeral Home, LLC.
9902 Brađock Road
Fairfax, Virginia 22032
Tel # 703- 425-9702
Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH / Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp
Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp / Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi
Số Quân: 47/201237
Sinh ngày 27 tháng 10-1927 Thừa Thiên, Huế
1950: Theo học Khóa 1 Võ Bị Địa Phương Trung Việt, Đập Đá Huế tốt nghiệp cấp bậc Chuẩn Úy
1952:
Ngày 1 tháng 10 theo học Khóa Căn Bản Thiết Giáp tại Trung Tâm Huấn
Luyện Thiết Giáp Viễn Đông ờ Cap Saint-Jacques mãn khóa ngày 1.4.1953
1953: Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Thám Thính.
1954: Trung Úy du học khóa Cao Cấp Thiết Giáp tại Trường Thiết Giáp Kỵ Binh Saumur, Pháp.
1963: Đại Úy Tham Mưu Trưởng Trường Thiết Giáp Thủ Đức
1 tháng 11 tham gia đảo chánh
1964: Ngày 11 tháng 8 Vinh Thăng Thiếu Tá Thực Thụ
1967: Trung Đòan Trưởng Trung Đòan 4 Thiết Giáp
Trung Đòan 4 Thiết Giáp cải danh thành Thiết Đòan 4 Kỵ Binh
1968: Thăng Trung Tá
1969: Thăng Đại Tá
1971: Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đòan 1 Kỵ Binh Tân Lập Đà Nẵng
Cuối tháng 2 Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp
1972: Ngày 21 tháng 1 Tư Lệnh Sư Đòan 2 Bộ Binh
Tháng 2 Vinh Thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức.
Tháng 9 Biệt Phái Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
1973: Trưởng Phái Đòan Việt Nam Cộng Hòa trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự hai bên trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất.
1974: Vinh thăng Chuẩn Tướng Thực thụ
1975: Ngày 14-4 Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi
Sau 30-4-1975 Định cư tại Tiểu Bang Florida Hoa Kỳ
2013: Từ trần ngày 14 tháng 9 năm 2013 tại thành phố Orlando Tiểu Bang Florida Hoa Kỳ Hưỡng Thọ 86 tuổi
2013: Từ trần ngày 14 tháng 9 năm 2013 tại thành phố Orlando Tiểu Bang Florida Hoa Kỳ Hưỡng Thọ 86 tuổi
Lễ Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
vào lúc 6:00 PM
ngày thứ Sáu 20 tháng 9 năm 2013
tại Baldwin-Fairchild Funeral Home
301 N.E. Ivanhoe Blvd
Orlando, Florida 32804
(407) 898-8111
Chuan Tuong Phan Hoa Hiep trong
Tang Le Co Trung Tuong Ngo Quang Truong
PHÂN ƯU
Được tin ÔNG
MARIE PAUL PHAN HÒA HIỆP
Cựu Tổng Trưởng Bộ Thông Tin Dân Vận Chiêu Hồi VNCH.
Cựu Chuẩn Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Sinh ngày 27 tháng 10 năm 1927.
Tại Thừa Thiên Huế, Việt
Nam
Ðã từ trần lúc 2 giờ 05 sáng
ngày 14 tháng 9 năm 2013
(Nhằm ngày 10 tháng 8 năm Quý Tỵ)
Tại Thành Phố Orlando
Tiểu Bang Florida – Hoa Kỳ
Hưởng Thọ 86 tuổi
Thành kính chia buồn cùng
Bà Quả Phụ Phan Châu Ánh
(Nhũ danh Châu Ngọc Ánh)
cùng
toàn Gia Quyến
Thành tâm
cầu nguyện Linh Hồn
Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp
sớm về cõi
bình an cùng Chúa Trời.
Thành Kính
Phân Ưu.
Hội Nha Kỹ Thuật Nam California
Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
- Cựu
Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp vừa qua đời lúc 2 giờ 5 phút sáng Thứ Bảy, 14
Tháng Chín, tại tư gia ở Orlando, Florida, sau một thời gian bị bệnh. Tiếp xúc với nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà quả phụ Phan Hoà Hiệp nói trong nước mắt: “Nhà tôi qua đời khá bất ngờ. Ông bị ung thư phổi hơn một năm nay. Tưởng là đến cuối năm ông mới đi, không ngờ ông đi sớm như vậy.”
“Ông là một người rất tốt, luôn lo cho gia đình và con cái, trong suốt 52 năm chung sống với tôi,” bà quả phụ nhận xét về người bạn đời. “Hồi còn sống, ông có hỏi: 'Nếu có kiếp sau, ba sẽ xin cưới má nữa, má có bằng lòng không?' Tôi trả lời: 'Má rất bằng lòng.'" Nhà báo Phan Nhật Nam từng là thư ký trưởng phái đoàn và là sĩ quan trao trả trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên của VNCH trước năm 1975, mà trưởng phái đoàn lúc đó là cố Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp. “Phải nói rằng trước đây không ai có thể nghĩ rằng một sĩ quan thiết giáp mà lại đảm trách một nhiệm vụ có tính cách chính trị. Nhưng khi trở thành trưởng phái đoàn ban liên hợp, Tướng Phan Hòa Hiệp đã chứng tỏ ông rất 'cứng cựa' và vững vàng,” nhà văn Phan Nhật Nam nhận xét. Nhà báo này chia sẻ thêm: “Phải nói là tôi và chuẩn tướng có rất nhiều kỷ niệm. Tôi còn nhớ, khoảng năm 1952, tôi ở chung khu nhà số 5 Tô Hiến Thành-Huế với ông, lúc đó ông mới là trung úy. Khi tôi thấy bức hình ông duyệt xe thiết giáp ở Phú Văn Lâu, tôi cảm thấy hào hứng vô cùng và muốn vào quân đội. Và năm 1960, chính ông thúc giục tôi đi lính. Khi ra trường năm 1963, tôi lại gặp ông, lúc đó mang lon thiếu tá, và tôi coi ông như người anh. Rồi đến năm 1973, chính ông xin cho tôi về Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên.” Bà quả phụ Phan Hoà Hiệp cho biết bà và cố chuẩn tướng có năm người con, hai trai, ba gái, và bảy cháu nội ngoại. Bà cho biết hiện gia đình đang phối hợp với nhà quàn để lo an táng cho ông. Theo dự trù, viếng xác từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu, 19 và 20 Tháng Chín. Lễ an táng diễn ra vào lúc 9 giờ 40 sáng Thứ Bảy, 21 Tháng Chín và sau đó linh cữu chuẩn tướng được chôn cất tại nghĩa trang Palm Cemetery, Winter Park, Florida. Theo gia đình cố Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp cho biết, ông tốt nghiệp Khóa 1 Võ Bị Ðịa Phương Trung Việt, Ðập Ðá, Huế. Những chức vụ ông từng đảm nhiệm trước đây là Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi, Trưởng Phái Ðoàn VNCH trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự hai bên và bốn bên, Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp, Tư Lệnh Lữ Ðoàn I Kỵ Binh, và Thiết Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 4 Kỵ Binh. Ông từng được Ðệ Tam Bảo Quốc Huân Chương trong thời gian phục vụ trong QLVNCH, cũng theo gia đình cho biết. --- Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com |
|
Subscribe to:
Posts (Atom)